Để có thể nắm và hiểu rõ về những nghị định, qui định trong luật nhà ở cho người nước ngoài mua nhà ở Việt Nam.
Bài viết hôm nay sẽ tóm tắt những nội dung chính trong luật Nhà ở sửa đổi để bạn có thể dễ dàng tiếp cận và cập nhật thông tin.
Để có thể nắm và hiểu rõ về những nghị định, qui định trong luật nhà ở cho người nước ngoài mua nhà ở Việt Nam.
Bài viết hôm nay sẽ tóm tắt những nội dung chính trong luật Nhà ở sửa đổi để bạn có thể dễ dàng tiếp cận và cập nhật thông tin.
Tháng 11 năm 2014, Quốc hội Việt Nam đã thông qua Luật Nhà ở sửa đổi, cho phép cá nhân và tổ chức nước ngoài được quyền sở hữu nhà tại Việt Nam và chính thức có hiệu lực từ ngày 01/7/2015.
Theo Luật nhà ở 2014, những cá nhân người nước ngoài được phép nhập cảnh vào Việt Nam và không thuộc diện được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao thì sẽ được quyền mua, thuê mua, tặng cho, nhận thừa kế nhà ở thương mại.
– Áp dụng đối với các cá nhân nước ngoài được phép nhập cảnh vào Việt Nam và không thuộc diện hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao, lãnh sự.
– Công ty có vốn đầu tư nước ngoài, chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp nước ngoài, quỹ đầu tư nước ngoài hoặc chi nhánh ngân hàng nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam.
Và loại nhà ở được áp dụng là căn hộ hoặc nhà riêng lẻ như biệt thự và nhà phố trong các dự án nhà ở thương mại.
Điều kiện:
– Với cá nhân, người sở hữu phải có hộ chiếu còn hiệu lực, có đóng dấu nhập cảnh của cơ quan quản lý xuất nhập cảnh Việt Nam.
– Còn với tổ chức là giấy chứng nhận đầu tư tại Việt Nam còn hiệu lực.
Số lượng nhà sở hữu:
– Với căn hộ: tổng số lượng cá nhân hoặc tổ chức nước ngoài sở hữu không vượt 30% của một tòa căn hộ.
– Với nhà riêng lẻ thì không vượt quá 10% hoặc 250 căn nhà của một dự án nhà ở.
– Trường hợp cá nhân: tối đa 50 năm + gia hạn 50 năm tiếp theo.
– Trường hợp cá nhân nước ngoài kết hôn với công dân Việt Nam hoặc Việt Kiều: sở hữu lâu dài và được phép cho thuê lại.
– Trường hợp tổ chức: không vượt quá thời hạn của giấy chứng nhận đầu tư gia hạn nếu giấy chứng nhận đầu tư được gia hạn và không được phép cho thuê lại.
Thời hạn sở hữu nhà theo thỏa thuận trong các hợp đồng giao dịch và không quá 50 năm kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận, có thể được gia hạn.
Ngoài ra, khi cá nhân người nước ngoài muốn cho thuê nhà ở thì người nước ngoài phải thông báo bằng văn bản cho cơ quan quản lý nhà ở cấp huyện.
Việc thanh toán tiền mua, thuê mua nhà ở buộc phải thông qua tổ chức tín dụng đang hoạt động tại Việt Nam.
Lưu ý các vấn đề cho thuê, sang nhượng trong luật nhà ở cho người nước ngoài
Người nước ngoài sở hữu nhà ở được quyền bán, tặng cho căn nhà của mình. Nếu quá thời hạn sở hữu nhà mà chủ nhà không bán, tặng cho thì căn nhà này sẽ thuộc sở hữu Nhà nước.
– Tổ chức, cá nhân nước ngoài chỉ mua căn hộ, nhà ở riêng lẻ từ chủ đầu tư các dự án nhà ở thương mại hoặc từ cá nhân, tổ chức nước ngoài đã mua căn hộ, nhà ở riêng lẻ trước đó và muốn bán lại.
– Người nước ngoài có nhu cầu mua nhà nên tìm đến sự tư vấn kỹ lưỡng về tính pháp lý của căn hộ, nhà ở muốn mua hoặc liên hệ sàn giao dịch bất động sản có uy tín để được tư vấn kỹ càng hơn.
Dựa vào luật nhà ở cho người nước ngoài trên hy vọng phần nào giải đáp được các thắc mắc của bạn về vấn đề đang được quan tâm hàng đầu hiện nay.
Tổng Hợp